Ngoài việc dùng để ăn kèm với cau, vôi của các người lớn tuổi, lá trầu không còn được dùng để chữa rất nhiều các loại bệnh thông thường. Nó được truyền tai nhau và được dân ta xem như một phương thốc dân gian hiệu quả.
Cùng lưu lại 21 bài thuốc sau đây của trầu không, khi nào cần lấy ra sử dụng ngay nhé mọi người, cực kì hữu ích đấy ạ.
Những bài thuốc chữa bệnh từ lá trầu không

Trị đái rắt
Đem 5-7 rửa lá trầu, sau đó giã nát và vắt lấy nước cốt. Đem nước cốt pha với 50ml sữa bỏ, uống liên tục 2-3 lần/ngày sẽ trị được chứng đái rắt.
Trị đau đầu
Đem lá trầu rửa sạch, giã nát và xoa vào thái dương/đỉnh đầu sẽ làm giảm tình trạng nhức đầu.
Trị suy nhược thần kinh
Dùng lá trầu rửa sạch, giã và vắt lấy nước cốt. Pha thêm 1 thìa mật ong, chia thành 2 lần dùng và uống hết trong ngày.
Làm ấm phổi và hỗ trợ trị các bệnh về phổi
Đem lá trầu không tẩm dầu mù tạt, hơ ấm và đặt lên ngực.
Làm lành vết thương
Đun lá trầu không với nước rồi rửa vùng bị thương. Có thể lấy nước cốt trầu không thoa lên vùng bị thương để chống nhiễm trùng, mưng mủ.
Trị đau lưng
Đem lá trầu giã và vắt lấy nước, sau đó trộn với dầu dừa và đắp vào vùng lưng đau nhức
Bài thuốc chữa ho suyễn
Lấy khoảng 4-8 lá trầu không giã nát ép lấy nước uống 2-3 lần mỗi ngày, liên tục trong khoảng 7-10 ngày.
Chữa phong thấp gây đau nhức chân tay
– Rễ lá lốt 12g
– Lá và rễ cây trinh nữ 12g
– Lá trầu không 12g.
Đem các nguyên liệu sắc uống liên tục trong 1 tuần sẽ giảm đau nhức.
Lưu ý: Tránh để hạt cây trinh nữ lẫn vào.
Trị tắc tia sữa
Hơ nóng lá trầu và đắp lên bầu ngực.
Chuẩn bị: Dầu gió và lá trầu.
Lưu ý: Không nên áp dụng quá nhiều lần việc đáp lá trầu không quá mức có thể làm giảm sữa ở mẹ.
Chữa rát họng
Chuẩn bị: Lá bạc hà, húng quế, lá trầu không, mật ong và gừng.
Đem tất cả đi rửa sạch và ép lấy nước. Sau đó trộn đều với mật ong và ngậm.
Bài thuốc chữa nấc cụt ở trẻ nhỏ
Chuẩn bị: 1 mẩu lá trầu không (nên lấy đầu nhọn).
Thực hiện: Nhấm cho lá mềm rồi dán vào trán trẻ, để đầu nhọn hướng xuống.
Bài thuốc chữa viêm kết mạc và đau mắt đỏ
Đem 1 nắm lá trầu không nấu với nước, sau đó xông mắt cho đỡ đau.
Bài thuốc chữa chấn thương gây đau nhức
Đem lá trầu giã nhuyễn, sau đó thêm ít giấm và đắp lên vùng sưng đau.
Chữa các bệnh ngoài da như lở loét, côn trùng cắn, rôm sảy, chàm, hắc lào, nước ăn chân…
Lấy một nắm lá trầu không rửa sạch, giã nát sau đó hòa với nước nước sôi để nguội và ít phèn chua. Dùng nước này để ngâm rửa các vùng da bị bệnh.
Bài thuốc chữa vết thương nhiễm khuẩn
Chuẩn bị: 4g phèn chua, 1 lít nước và 1 nắm lá trầu.
Đem lá trầu rửa sạch rồi nấu sôi với phèn chua và nước. Dùng nước rửa lên vết thương nhiễm khuẩn.

Hỗ trợ mờ nám sau sinh
Lá trầu không 2-3 lá giã nát sau đó cho thêm nước cốt nửa quả chanh, 2-3 thìa mật ong. Dùng hỗn hợp này đắp mặt 5-10 phút (đắp lâu hơn có thể gây dị ứng, bỏng da) rồi rửa sạch với nước ấm. Mỗi tuần đắp 2-3 lần. Cách này phải rất kiên trì, làm lâu dài vì bản thân nám đã rất khó chữa. Lưu ý, nên che chắn, chống nắng cẩn thận khi dùng cách này.
Trị gout
Mỗi sáng thức dậy dùng 100g lá trầu tươi, xắt nhuyễn ngâm vào trong một trái dừa xiêm vừa vạt nắp gáo. Nên chắt bớt một chút nước dừa ra để khỏi bị tràn khi cho lá trầu nhuyễn vào, sau đó đậy nắp lại và ngâm đúng 30 phút, rồi chắt ra ly, uống một mạch. Không ăn sáng ngay mà chờ đến khi nước dừa, trầu được cơ thể hấp thu hoàn toàn, lúc đi tiểu trở lại rồi mới ăn sáng.
Làm như vậy trong vòng một tuần thì các cơn đau nhức do bệnh gút về đêm sẽ giảm hẳn. Nên dùng liên tục trong 1 tháng.
Bỏng nước sôi
Lấy lá trầu không hơ nhẹ để lá mềm ra rồi phết 1 lớp dầu thầu dầu rồi đặt nhẹ lên vết bỏng. Cứ sau vài giờ lại thay 1 lá trầu không mới. Sau vài lần, dịch trong vết bỏng sẽ tiêu hết, chỗ rộp không mọng nước, không gây mủ. Nên dùng vào ban đêm và vứt đi vào sáng sớm.
Trị sâu răng, viêm lợi
Lấy 15 lá trầu không đun sôi với 500ml nước, chờ nước nguội thì thêm nước cốt nửa quả chanh, 2 thìa cà phê muối hột. Dùng nước này súc miệng mỗi ngày.
Cảm lạnh
Dùng lá trầu giã nhuyễn cho vào khăn mặt hoặc khăn tay, nhúng vào nước ấm đánh gió dọc hai bên cột sống. Dùng cách này an toàn hơn cạo gió.
Chữa đau bụng do lạnh gây nôn mửa, ợ chua, ỉa chảy, ăn không tiêu:
Dùng 2-4 lá trầu nhai nuốt nước. Đồng thời lấy 3-4 lá trầu hơ nóng cho héo mềm đắp lên rốn, băng giữ lại.
Hy vọng đã mang đến cho mọi người những thông tin hữu ích trong cuộc sống.
Tổng hợp