Tất cả những thông tin về bệnh hẹp thanh quản: Hẹp thanh quản là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa, các biện pháp chẩn đoán và điều trị bệnh hẹp thanh quản.
Thanh quản (larynx) là cơ quan phát âm và để thở, nằm ở trước thanh hầu, từ đốt sống CIII đến đốt CVI, nối hầu với khí quản vì vậy nó thông ở trên với hầu, ở dưới với khí quản. Thanh quản di động ngay dưới da ở vùng cổ trước khi nuốt, hoặc khi cúi xuống, ngẩng lên. Nó phát triển cùng với sự phát triển của bộ máy sinh dục, nên khi trưởng thành thì giọng nói cũng thay đổi (vỡ giọng), ở nam phát triển mạnh hơn vì vậy giọng nói của nam, nữ khác nhau, nam trầm đục, nữ trong cao hơn.
Hẹp thanh quản là tình trạng hẹp đường thở ở các mức độ khác nhau bắt đầu từ nắp thanh quản cho đến khí quản. Nguyên nhân có thể do sự bất thường bẩm sinh của sụn khớp (hẹp dưới màng cứng bẩm sinh) do bệnh lý. Thông thường, trẻ sơ sinh bị đặt nội khí quản trong vài tuần sẽ dẫn đến một dạng hẹp hẹp mắc phải. Hẹp dưới thanh âm bẩm sinh sẽ có đường kính subglottic nhỏ hơn 4.0 mm ở trẻ sơ sinh đủ tháng và 3.0 mm ở trẻ sinh non. Ngoài ra có các nguyên nhân khác như bị siết cổ, chấn thương cổ, nuốt phải các chất ăn mòn niêm mạc.
Bệnh hẹp thanh quản là gì?

Hẹp thanh quản là tình trạng thanh quản bị thu hẹp, dù ở trên thanh âm (thuộc về cửa hầu) hoặc duới thanh âm, có thể dẫn đến tắc nghẽn hô hấp, khó thở và khản giọng. Hẹp thanh quản có thể do chấn thương bên ngoài hoặc bên trong, phẫu thuật trước đó, đặt nội khí quản kéo dài, bức xạ, xạ hóa trị hoặc các nguyên nhân khác gây ra. Ở trẻ nhỏ, hẹp thanh quản có thể là bẩm sinh.
Hẹp thanh quản có thể là cấp tính hoặc mạn tính. Biểu hiện của bệnh này xảy ra trong các hình thức thanh quản hẹp ngắn hạn, dẫn đến tình trạng gián đoạn của oxy trong đường hô hấp. Các triệu chứng của hẹp thanh quản phụ thuộc vào mức độ thu hẹp của thanh quản giúp phát ra tiếng nói.
Hẹp thanh quản cấp tính phát triển nhanh chóng, khiến các cơ chế bảo vệ không có thời gian để hoạt động. Do đó, tình trạng thiếu oxy, cùng với carbon dioxide dư thừa trong máu dẫn đến hệ thống các cơ quan nội tạng bị rối loạn nghiêm trọng cho đến khi chúng bị tê liệt và làm cho người bệnh tử vong. Hẹp thanh quản cấp tính có thể điều trị và phục hồi lại bình thường một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu sau khi điều trị cho bệnh nhân bị hẹp thanh quản nhưng tình trạng không tốt hơn, căn bệnh này trở nên mạn tính. Hẹp thanh quản mạn tính phát triển và có thể dẫn đến các biểu hiện của chứng hẹp thanh quản cấp tính.
Nguyên nhân bệnh hẹp thanh quản
Hẹp thanh quản bẩm sinh rất hiếm. Những trường hợp nặng đều chết trong giai đoạn sơ sinh. Những trường hợp sống được đều nhẹ và được thể hiện trên lâm sàng bằng bệnh tiếng rít bẩm sinh.
Hẹp thanh quản mắc phải chiếm đại đa số trường hợp khi so sánh với hẹp bẩm sinh. Đây là những ca mà lòng thanh quản bị thu hẹp một cách liên tục, ngày càng tăng do bệnh tích của thành niêm mạc và sụn. Nguyên nhân do:
Chấn thương. Những trường hợp hẹp thanh quản do chấn thương có thể thấy trong các tình huống sau:
- Tai nạn xe cộ, tai nạn lao động, chấn thương hoặc cắt cổ tự tử làm cho thanh quản bò vỡ.
- Chất hóa học ăn mòn như axit, sút làm bỏng niêm mạc.
- Phẫu thuật: cắt nửa thanh quản, đốt thanh quản.
- Đặt ống thanh quản Froin hay ống nội khí quản lâu ngày cũng có thể gây ra loét niêm mạc và hẹp thanh quản.
- Đeo ống khí quản Krishaber lâu ngày cũng có thể gây ra loét hoặc sùi khí quản.
Trước kia người ta làm phẫu thuật mở thanh quản màng nhẫn – giáp: phẫu thuật này thường để lại sẹo hẹp thanh quản.
Viêm. Nguyên nhân viêm cũng thường gặp: viêm cấp tính và viêm mãn tính.
- Viêm cấp tính: sởi, bạch hầu, cúm, thương hàn gây ra phù nề và loét niêm mạc, hoại tử sụn.
- Viêm mãn tính: giang mai bẩm sinh và giang mai thời kỳ ba gây ra thâm nhiễm kéo dài hoặc loét kèm theo sẹo xơ nhăn nhúm, sẹo dính, cứng
Triệu chứng bệnh hẹp thanh quản

Hẹp thanh quản dẫn tới các vấn đề về hô hấp và giọng nói. Các vấn đề của hạ thanh môn ảnh hưởng đến hô hấp. Các vấn đề về giọng nói có liên quan đến nắp thanh môn. Hẹp dưới thanh môn có thể có một vài triệu chứng như có tiếng rít, khò khè, thở gấp khiến trẻ bị hạn chế các hoạt động Ở trẻ sơ sinh, có thể gặp các vấn đề khi cho ăn. Hẹp dưới thanh môn nghiêm trọng và sự hợp nhất của dây thanh âm đòi hỏi phải đặt ống mở khí quản để hỗ trợ trẻ thở. Giọng nói thường là bình thường trừ khi bị hẹp rất nặng hoặc hoàn toàn.
Trẻ em và trẻ sơ sinh bị hẹp dưới thanh môn có thể có các bệnh đi kèm khác như bệnh phổi phức tạp (loạn sản phế quản phổi- bronchopulmonary dysplasia), bệnh tim và thần kinh, trào ngược dạ dày, các vấn đề về nuốt và ăn uống. Để có được kết quả tốt nhất trong điều trị hẹp đường thở, điều quan trọng là tất cả các vấn đề liên quan và bệnh đi kèm được điều trị bởi một nhóm Y tế gồm nhiều chuyên ngành khác này.
Đường lây truyền bệnh hẹp thanh quản
Hẹp thanh quản không phải là bệnh truyền nhiễm, do đó, không có khả năng lây truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh.
Đối tượng nguy cơ mắc bệnh hẹp thanh quản
Nguyên nhân chính xác của hẹp thanh quản đến nay vẫn chưa được rõ. Các đơn vị chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh cho thấy có một số lượng nhỏ trẻ sơ sinh mắc phải tình trạng này và không đủ bệnh nhân ở mỗi đơn vị để có dữ liệu đủ ý nghĩa thống kê. Các nghiên cứu đa trung tâm là cần thiết để hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây hẹp động thanh quản.
Tuy nhiên, bằng chứng hiện tại cho thấy một số yếu tố nguy cơ quan trọng bao gồm đặt nội khí quản kéo dài, nhẹ cân, trào ngược, nhiễm trùng huyết và các yếu tố khác. Hơn nữa, sử dụng ống nội khí quản có thể gây hẹp hoặc làm mềm tại vị trí mở khí quản đặc biệt là nếu ống nội khí quản được đặt cao.
Khi nào người bị bệnh hẹp thanh quảncần gặp bác sĩ

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn. Cơ địa của mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Phòng ngừa bệnh hẹp thanh quản
Hiện nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác dẫn đến hẹp thanh quản nên việc chủ động phòng tránh rất khó khăn. Việc phát hiện bệnh sớm và điều trị là điều quan trọng, giúp đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho trẻ.
Các biện pháp chẩn đoán bệnh hẹp thanh quản
Bác sĩ sẽ đánh giá các yếu tố như đặt nội khí quản và thông khí kéo dài, sinh non, nhẹ cân, loạn sản phế quản phổi mãn tính và trào ngược dạ dày thực quản.
- Bác sĩ có thể chỉ định chụp X-quang cổ để đánh giá mức độ hẹp thanh quản.
- Đánh giá hầu-thực quản bằng cách nội soi thực quản
Các biện pháp điều trị bệnh hẹp thanh quản
Có hai phương pháp điều trị hẹp thanh quản là phẫu thuật nội soi hoặc bằng phẫu thuật mở, để quyết định phương pháp nào, bác sĩ sẽ nội soi thanh quan để quyết định thực hiện theo phương pháp nào và tùy thuộc mức độ hẹp.
Có phương pháp chính được sử dụng để điều chỉnh hẹp dưới thanh môn gồm tái tạo thanh quản (LTR) và cắt bỏ cricotracheal (CTR). Cả hai ca phẫu thuật này đều có thể được thực hiện trong một hoặc hai giai đoạn và quyết định này phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể.
- Tái tạo thanh quản (LTR) là thủ thuật mở rộng đường thở được thực hiện bằng cách chèn mảnh sụn (lấy từ xương sườn, tai hoặc thanh quản). Theo thời gian, sụn mở rộng được tích hợp vào các bức tường khí quản và hạ thanh môn trở thành một phần của đường thở.
- Cắt bỏ cricotracheal (CTR) là thủ thuật xâm lấn và đòi hỏi kỹ thuật của bác sĩ cao hơn nhiều so với Tái tạo thanh quản (LTR) nhằm loại bỏ phần hẹp của đường thở và sau đó nối với đường kính bình thường còn lại của đường thở. Kỹ thuật này được chỉ định do trường hợp hẹp nghiêm trọng hơn. Kỹ thuật này thường được thực hiện một lần, tuy nhiên ở một số trẻ bị bệnh tim phổi và bệnh lý thần kinh thì có thể thực hiện ở hai giai đoạn khác nhau. .
- Một loại phẫu thuật thứ ba là kết hợp 2 phương pháp ở trên.
Lưu ý rằng, người bệnh luôn luôn phải đánh đổi giữa thở và giọng nói khi thực hiện các can thiệp phẫu thuật trên đường thở. Ưu tiên cho việc loại bỏ canula mở khí quản làm nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân và tránh được nhiều vấn đề liên quan đến phẫu thuật mở khí quản.
Quyết định của loại phẫu thuật phụ thuộc vào vị trí chính xác của hẹp, thời gian hẹp, sự liên quan của dây thanh âm trong phân khúc hẹp và bệnh đi kèm.
Sự tăng trưởng của khí quản bình thường và không bị ảnh hưởng sau những can thiệp này. Trẻ sau khi được phẫu thuật sẽ phát triển bình thường và được cải thiện rất lớn về chất lượng cuộc sống sau này.
Trên đây là những thông tin dành cho mục đích tham khảo, tra cứu về nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, cách điều trị và phòng ngừa bệnh hẹp thanh quản, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị hẹp thanh quản tốt nhất.
- Điều ít ai biết về căn bệnh hiếm Lionel Messi mắc khi còn nhỏ khiến anh suýt từ giã sự nghiệp
- Bé trai 15 tuổi tử vong vì bệnh Whitmore (nhiễm khuẩn): Bố mẹ đọc để phòng tránh cho con nhé
- Nếu bạn ăn những món ăn này hàng ngày không sớm thì muộn ung thư cũng ghé thăm, dừng lại ngay kẻo nguy hiểm đến tính mạng