Ung thư cổ tử cung là căn bệnh rất phổ biến ở các chị em phụ nữa hiện nay, có nguy cơ tử vong rất cao nếu đã đến giai đoạn cuối, vì vậy chị em phải hết sức chú ý và phòng tránh. Tốt hơn nữa bạn nên tiêm phòng ung thư cổ tử cung đầy đủ.
Bạn đã tiêm phòng HPV chưa? Những điều bạn cần biết về vacxin phòng ung thư cổ tử cung HPV.

Tiêm phòng ung thư cổ tử cung HPV là gì?
Vắc xin phòng HPV là vắc xin giúp phòng bệnh ung thư cổ tử cung và u nhú bộ phận sinh dục, sùi mào gà do virus sinh u nhú ở người HPV (Human Papilloma Virus) gây ra; nhiễm ở những tế bào biểu mô da và niêm mạc, có liên quan đến bất thường cổ tử cung (gồm tổn thương tiền ung thư, ung thư), mụn cóc và bệnh đa u nhú đường hô hấp tái diễn. HPV cũng có liên quan đến những ung thư khác như ung thư tế bào gai của hậu môn, âm hộ, âm đạo, dương vật, ung thư vùng đầu và cổ.
Hiện chưa có thuốc đặc trị virus HPV gây ung thư cổ tử cung. Nhưng có rất nhiều điều bạn có thể làm để giữ cho HPV không có tác động tiêu cực đến sức khỏe của bạn. Có những loại vắc xin có thể giúp bảo vệ bạn khỏi bị nhiễm một số loại HPV nhất định. Nhiễm virus HPV nguy cơ cao thường có thể dễ dàng điều trị trước khi tiến triển thành ung thư, đó là lý do tại sao việc tiêm phòng và tầm soát ung thư hàng theo định kỳ rất quan trọng.
Có nên tiêm phòng HPV không?
Cho đến nay, tiêm vắc xin là biện pháp hiệu quả nhất để chị em chủ động phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này. Vắc xin phòng HPV khá an toàn và có thể đem lại hiệu quả cao trong việc bảo vệ trẻ em, phụ nữ và nam giới tránh khỏi những căn bệnh liên quan đến virus HPV.
Bác sĩ khuyến cáo trẻ em trong độ tuổi 9-26 tuổi nên tiêm loại vắc xin này để đảm bảo rằng trẻ được bảo vệ trước khi phơi nhiễm loại virus này.
Tại sao tiêm phòng HPV lại quan trọng?
ết hợp giữa tiêm vắc-xin HPV và sàng lọc cổ tử cung là cách bảo vệ tốt nhất chống lại ung thư cổ tử cung. Ngoài ra, tiêm chủng là can thiệp y tế công cộng đã được chấp thuận để giảm nguy cơ phát triển bệnh ung thư liên quan đến virus HPV tại các cơ quan khác ngoài cổ tử cung.
Tiêm vắc-xin HPV rộng rãi có khả năng làm giảm tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung trên toàn thế giới lên tới 90%. Ngoài ra, vắc-xin có thể làm giảm số lần sàng lọc và chăm sóc y tế, sinh thiết và các thủ tục xâm lấn liên quan đến theo dõi sàng lọc các trường hợp cổ tử cung bất thường, do đó giúp giảm chi phí chăm sóc sức khỏe và lo lắng liên quan đến các thủ tục theo dõi.
Vậy tiêm phòng ung thư cổ tử cung HPV một mũi có đủ hay không?

Tiêm phòng HPV được coi là giúp ngăn chặn đáng kể nguy cơ ung thư cổ tử cung. Thời gian gần đây, nhiều chị em đang xôn xao tin đồn chỉ cần tiêm một mũi HPV là có thể tránh ung thư cổ tử cung. Đây liệu có phải là sự thật?
Theo BS Trần Đức Cung (chuyên ngành Ung bướu và Phụ khoa, cố vấn chuyên môn của hệ thống y tế Hưng Việt) trả lời như sau:Chào bạn! Có một thông tin vui dành cho tất cả các chị em.
Trên website chính thức của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào ngày 11/4 đã đăng tải thông tin về việc: chỉ cần tiêm một mũi HPV thôi cũng có tác dụng phòng chống tương tự như nhiều mũi thời xưa rồi.Cụ thể, theo khuyến cáo mới nhất, phụ nữ từ 20 tuổi trở xuống có thể tiêm từ 1-2 mũi.
Từ năm 21 tuổi trở lên sẽ tiêm 2 mũi, mỗi mũi cách nhau 6 tháng. Vậy là đủ, bạn không cần phải tiêm thêm bất cứ mũi nào nữa.Tuy nhiên, xin được nhấn mạnh với bạn, đây là khuyến cáo mới trên thế giới. Ở nước ta chưa có công bố chính thức từ Bộ Y tế. Do đó, chị em không tùy tiện bỏ mũi tiêm theo định kỳ. Tốt nhất, bạn vẫn tiêm theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để đảm bảo đủ mũi tiêm.
Tiêm phòng ung thư cổ tử cung bao lâu thì được mang thai?
Khi có dự định lập gia đình, phụ nữ cần chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh ung thư cổ tử cung sớm. Nếu có thai khi đang tiêm vắc xin thì sẽ tạm hoãn lịch tiêm, hoàn tất lịch tiêm tiếp tục sau khi sinh con.
Hoặc phải kiêng ít nhất là 6 tháng mới được có thai, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Các đối tượng và độ tuổi nên cần tiêm phòng ung thư cổ tử cung để có hiệu quả tốt nhất

Tại Việt Nam, vắc xin phòng HPV theo khuyến cáo của nhà sản xuất vắc xin được chỉ định tiêm cho nữ giới trong độ tuổi từ 9 – 26 tuổi, bất luận đã từng quan hệ tình dục hay chưa.
Các chuyên gia khuyến cáo, các chị em nên đi tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung càng sớm càng tốt. Vắc xin có hiệu quả kéo dài lên đến 30 năm.
Các nhà khoa học cho rằng các bé trai trong độ tuổi dậy thì cũng có thể thụ hưởng được lợi ích từ tiêm phòng HPV. Hiện nay, theo Trung tâm phòng chống và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), cần xem xét mở rộng chương trình tiêm phòng HPV cho các bé trai, sau khi một nghiên cứu cho thấy số nam giới mắc bệnh ung thư do nhiễm virus HPV sẽ vượt xa nữ giới, và nhiễm HPV có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vòm họng, ung thư miệng, lưỡi ở nam giới cũng như ung thư đường sinh dục nam giới (hậu môn, dương vật…).
Tổng hợp
- Lưỡi bỗng xuất hiện đốm trắng bạn đừng chủ quan vì đó có thể là dấu hiệu sớm của 3 thứ bệnh nguy hiểm
- 7 dấu hiệu giúp bạn phát hiện bệnh ung thư cổ tử cung sớm nhất, nguyên nhân, chuẩn đoán, điều trị và cách phòng ngừa bệnh một cách hiệu quả
- Ung thư cực sợ 9 loại thực phẩm “rẻ tiền” này, bác sĩ mách mọi người nên thường xuyên bổ sung để “đẩy lùi căn bệnh tử thần”