Ngoài các bữa chính, các bữa phụ cũng đóng vai trò quan trọng trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ.Tuy nhiên, vẫn còn nhiều mẹ quan niệm chưa đúng về việc bổ sung dinh dưỡng cho con.

Bữa phụ quan trọng thế nào với bé?
Theo bác sĩ Anh Nguyễn, chế độ ăn của bé nên được phân chia rõ ràng. Trẻ từ 2 tuổi cần thêm bữa phụ xen lẫn các bữa chính trong ngày. Nói vậy để các mẹ nhớ rằng vai trò của bữa phụ cũng không kém phần quan trọng, rất cần chú ý chất lượng, không phải bữa phụ để trẻ thích gì là cứ cho ăn như bim bim, bánh kẹo…như chúng ta vẫn nghĩ.
Jodie Shield, một chuyên gia hàng đầu về dinh dưỡng trẻ em từ Viện Dinh Dưỡng Hoa Kỳ từng nhấn mạnh: Bữa phụ nên được hiểu là “bữa ăn nhẹ”, nghĩa là nó nên được lựa chọn kỹ để thêm năng lượng và các dưỡng chất cần thiết cho trẻ trong ngày. Tóm lại, nó vẫn cần chất lượng nhưng chỉ là cho bé ăn ít hơn và tiện hơn.

Ở giai đoạn đầu đời, dinh dưỡng quyết định nhiều đến sự phát triển toàn diện của các bé. Bởi còn rất nhỏ và mong manh, bao tử bé cũng chưa được hoàn thiện nên chưa chứa đủ lượng chất dinh dưỡng cần thiết trong ngày qua những bữa ăn chính.
Tuy nhiên, tốc độ chuyển hóa năng lượng của các bé cưng lại rất nhanh. Vì vậy, để bé lúc nào cũng đủ đầy dinh dưỡng, các mẹ nên cho con ăn thêm bữa phụ mỗi ngày. Bên cạnh việc giữ chiếc dạ dày bé không trống, bữa phụ còn giúp các bé cưng đỡ ngán hơn so với việc chỉ ăn bữa chính.

Bổ sung bữa phụ cho bé là điều rất quan trọng. Các mẹ nên chú tâm không chỉ về số lượng mà còn cả chất lượng bữa ăn, phân bổ sao cho hợp lý để cân đối các thành phần dinh dưỡng, giúp các bé luôn đầy đủ dinh dưỡng, không bị tình trạng đói ăn, không đủ hoặc quá thừa dưỡng chất.
Và đặc biệt cần chú ý có thể chọn bữa phụ như thế nào để góp phần nâng cao, hỗ trợ cho bữa chính như các sản phẩm sữa chua, sữa chua men sống giúp phát triển hệ tiêu hóa khỏe, để tăng cường tiêu hóa thức ăn, hấp thu dinh dưỡng của bữa chính. Do đó, đôi khi bữa phụ nhưng đóng vai trò chính cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
Tips để mẹ nâng cao chất lượng bữa phụ cho bé
Để đủ cân bằng dinh dưỡng cho bé trong những bữa ăn phụ, người mẹ cần quan tâm, tìm hiểu kỹ như các bữa chính. Các mẹ nên chú ý đến thành phần dinh dưỡng, khẩu phần, nguyên liệu và cách chế biến các bữa phụ cho con.
Bữa nhẹ lành mạnh cho bé nên cung cấp đủ các nhóm chất dinh dưỡng như chất béo, chất đạm. Cụ thể, chuyên gia khuyên các bà mẹ có thể cho con ăn những bữa phụ phổ biến như cháo ngũ cốc và thịt nạc, bánh mì, bánh sandwich cá thịt rau xanh, súp gà bắp non… hoặc các loại thực phẩm bản thân đã có đủ dinh dưỡng nhưng tiện lợi như sữa chua ăn cho trẻ em, vừa có dinh dưỡng cân bằng, vừa tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.

Sữa chua ăn cho trẻ em, bữa phụ nhưng có vai trò chính?
Lâu nay các mẹ vẫn nghĩ sữa chua chỉ giúp hỗ trợ tiêu hóa và không có nhiều dinh dưỡng nhưng thực chất sữa chua ăn cho trẻ em như sữa chua Susu cung cấp dinh dưỡng rất đầy đủ và hài hòa như đạm, béo, vitamin và khoáng chất và quan trọng hơn còn giúp cho hệ tiêu hóa của bé khỏe mạnh, nền tảng để tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng để tăng cân, phát triển toàn diện.

Chuyên gia khuyên rằng, để đạt được lợi ích tối đa, bé nên được ăn nhẹ sau 2 tiếng của bữa chính và trước ít nhất 1-2 giờ trước bữa ăn chính kế tiếp. Điều này giúp bé đủ năng lượng và dinh dưỡng chạy nhảy vui chơi mà vẫn duy trì tín hiệu no đói giữa các bữa chính.
Bữa ăn phụ rất quan trọng trong thực đơn dinh dưỡng đối với quá trình phát triển của trẻ. Ngoài ra, bữa ăn phụ còn giúp tăng cường dinh dưỡng cho bé, đặc biệt ở những trẻ chậm tăng cân hay suy dinh dưỡng. Tuy nhiên, thể tích dạ dày của bé còn nhỏ, không thể nạp được nhu cầu thực ăn lớn, vì vậy việc chia nhỏ bữa ăn lớn thành các bữa ăn nhỏ sẽ giúp cho quá trình hấp thu được tốt hơn.
Cha mẹ cần lưu ý những gì khi cho bé ăn bữa phụ?
1. Trẻ bao nhiều tháng cần bổ sung bữa ăn phụ?
Khi trẻ từ 7 tháng tuổi trở đi, các mẹ có thể bổ sung cho trẻ các bữa ăn phụ bao gồm sữa chua, phomai, trái cây,… Bữa ăn phụ tùy thuộc vào số lượng và lứa tuổi của trẻ, không nhất thiết phải ăn đầy đủ hay quá cầu kỳ trong việc chế biến. Đối với những trẻ đủ cân nặng vẫn nên có bữa ăn phụ bởi vì độ tuổi này rất cần bổ sung vitamin và chất khoáng từ trái cây.

2. Nên cho bé ăn bữa phụ lúc nào?
“Cho bé ăn bữa phụ lúc nào?” luôn là câu hỏi của nhiều bậc phụ huynh khi cho con ăn bữa phụ. Bữa ăn phụ của trẻ phụ thuộc vào bữa chính và không nhất thiết phải cố đinh theo đúng khung giờ đó mà nên có một giờ riêng cho mỗi trẻ. Nếu cho trẻ ăn bữa ăn phụ thì cần phải cách xa bữa chính ít nhất từ 1-1,5 tiếng sẽ giúp cho trẻ hấp thu bữa ăn chính tốt hơn.

Bữa ăn phụ cho trẻ thường là trái cây, sữa, pho mai nên lượng đường rất cao, điều này sẽ khiến cho trẻ cảm thấy bị đầy bụng và không còn cảm giác thèm ăn bữa chính nữa. Do vậy, tùy theo thời gian ăn bữa chính của trẻ mà cha mẹ lựa chọn giờ ăn hợp lý cho con. Bữa phụ cho bé ăn lúc mấy giờ? Cha mẹ cần nhớ nguyên tắc là cho ăn giờ nào cũng được nhưng bữa chính tiếp theo đó không được gần với thời gian ăn bữa phụ.
3. Cho trẻ ăn bữa phụ như thế nào?
Bữa ăn phụ của trẻ cần có sự cân đối giữa những thành phần dinh dưỡng và chế độ ăn phù hợp. Cha mẹ phải tập cho trẻ ăn đúng bữa bởi vì nó rất cần thiết cho sự phát triển và tuyệt đối không để trẻ ăn vặt nhiều thứ trong ngày.
Những món ăn phụ có thể là hoa quả, bánh, sữa chua hoặc phomai,… nhưng số lượng vẫn phải đủ cho một bữa ăn tùy theo lứa tuổi của con. Nếu trẻ trên 2 tuổi, ngoài uống sữa trẻ sẽ cần bổ sung những thực phẩm khác. Nếu trong trường hợp trẻ không ăn thức ăn bổ sung thì phải tìm những cách chế biến đa dạng để giúp trẻ có hứng thú hơn. Để bữa ăn phụ được hoàn chỉnh có thể kết hợp với bữa ăn chính, cha mẹ có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng để có một thực đơn phù hợp cho trẻ. Điều này giúp bổ sung năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

4. Bữa ăn phụ có thể bảo quản lâu được không?
Hiện nay nhiều bà mẹ không có đủ thời gian nấu ăn cho con, vì vậy thường nấu một lần rồi bảo quan trữ đông bữa ăn phụ.
Tuy nhiên, khi muốn bảo quản ngăn thức ăn cho trẻ thì không nên trộn tất cả thức ăn vào nhau để nấu cùng mà cần chế biến riêng từng loại.
Ví dụ các loại rau không nên nấu trước mà chỉ nên sơ chế bằng cách làm sạch hoặc có thể xay nhỏ chia từng bữa. Khi đến bữa có thể mang ra rã đông và nấu.
Các thành phần khác như thịt hoặc cháo cũng nên nấu riêng. Bởi vì khi nấu trộn lẫn thức ăn với bất kỳ nhiệt độ sôi hay lạnh nào cũng sẽ làm biến chất và mùi của thực phẩm.
Vì vậy, các mẹ nên chế biến sẵn những nguyên liệu, sau đó có thể làm chín cùng với thịt và gạo trước khi cho trẻ ăn. Đây là một biện pháp có thể tiết kiệm thời gian cho mẹ mà vẫn đảm bảo chất dinh dưỡng cũng như mùi vị thơm ngon của thức ăn.

Tóm lại, bữa ăn phụ rất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ, đặc biệt là những trẻ nhẹ cân và suy dinh dưỡng.
Chia nhỏ bữa ăn sẽ giúp trẻ hấp thu tốt hơn, bởi vì dạ dày trẻ còn nhỏ không thể chứa đầy thức ăn nhiều trong bữa chính sẽ giúp trẻ nhanh đói. Vì vậy, bữa ăn phụ sẽ giúp nạp lượng cho trẻ, tuy nhiên cha mẹ cần lưu ý trong cách bảo quản, chế biến cũng như thời gian để trẻ hấp thu dưỡng chất được tốt nhất.
Ngoài ra, bé cần bổ sung thêm các vi chất cần thiết: Kẽm, selen, crom, vitamin B1 và B6, gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),… để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao, cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Cũng theo các chuyên gia hàng đầu về dinh dưỡng khuyến cáo cha mẹ cần bình tĩnh và kiên trì khi bổ sung chất cho bé kể cả qua đường ăn uống hay các thực phẩm chức năng. Đặc biệt việc dùng thực phẩm chức năng nên chọn các loại có nguồn gốc tự nhiên dễ hấp thụ, không cho con dùng đồng thời nhiều loại hoặc thay đổi liên tục các loại thực phẩm chức năng.
Bên cạnh đó, các chuyên gia dinh dưỡng cũng nhấn mạnh về vai trò của kẽm sinh học; cha mẹ nên tìm hiểu và bổ sung kẽm cho trẻ đúng cách vào các mốc thời điểm thích hợp, tránh tình trạng thiếu kẽm làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển toàn diện của trẻ.
tổng hợp
- 5 sai lầm mẹ mặc phải khi áp dụng phương pháp ăn dặm tự chỉ huy cho bé: Dừng ngay nếu không muốn ảnh hưởng đến sức khỏe của bé
- Phương pháp dạy trẻ ngừng đổ lỗi và chịu trách nhiệm cho hành động của mình bố mẹ cần biết
- Hành trình theo bước con yêu phát triển từng tháng từ 0-12 tháng tuổi, bố mẹ đừng bỏ qua để muốn chăm sóc con được tốt nhất