Stress ở tuổi dậy thì ngày nay trở thành vấn đề về tâm lý phổ biến ở trẻ đang trong độ tuổi phát triển. Nếu cha mẹ không kịp thời phát hiện và giúp đỡ trẻ vượt qua cơn cơn thẳng thì sức khỏe tinh thần của bé sẽ trở nên bị ảnh hưởng nặng nề.
Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm kiếm cách giảm stress hiệu quả ở tuổi dậy thì cho trẻ nhà bạn nhé!
1. Dấu hiệu stress ở tuổi dậy thì
- Thay đổi trong hành vi: Một đứa trẻ từng biết lắng nghe và ngoan ngoãn bỗng nhiên có những hành động bất thường. Một thiếu niên hiếu động một thời giờ không muốn ra khỏi nhà. Những thay đổi đột ngột có thể là một dấu hiệu cho thấy mức độ căng thẳng đang ở mức cao.

- Bỏ bê trách nhiệm: Nếu một đứa trẻ đang trong độ tuổi dậy thì đột nhiên bỏ quên bài tập về nhà, quên nghĩa vụ hoặc bắt đầu trì hoãn hơn bình thường, thì căng thẳng có thể là một yếu tố.
- Thay đổi ăn uống: Ăn quá nhiều hoặc quá ít đều có thể là phản ứng của căng thẳng.
- Thường xuyên bị ốm hơn: Căng thẳng thường xuất hiện dưới dạng các triệu chứng thể chất. Những trẻ cảm thấy căng thẳng thường cho biết đau đầu hoặc đau bụng, và có thể thường xuyên đến văn phòng y tá của trường.
2. Cách giảm stress ở tuổi dậy thì
1. Ăn uống đầy đủ
Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ là một trong những việc làm đầu tiên mà cha mẹ nên làm để giảm stress cho trẻ trong độ tuổi dậy thì.

Đặc biệt, cha mẹ nên để trẻ ăn nhiều các thức ăn chứa đạm, các loại vitamin và ăn nhiều rau xanh, hoa quả nhé!
2. Ngủ đủ giấc
Giấc ngủ rất cần thiết cho thể chất và tinh thần. Các chuyên gia khuyên trẻ từ 6 đến 12 tuổi nên ngủ từ 9 đến 12 tiếng mỗi đêm. Thanh thiếu niên cần 8 đến 10 giờ mỗi đêm. Giấc ngủ cần được ưu tiên để kiểm soát căng thẳng.
3. Tâm sự
Trò chuyện về các tình huống căng thẳng với một người lớn đáng tin cậy có thể giúp trẻ em và thanh thiếu niên nhìn nhận mọi thứ và tìm ra giải pháp cũng là cách giảm stress trong gia đình hiệu quả.

Bạn muốn khắc phục những vấn đề của con mình là điều đương nhiên. Nhưng khi cha mẹ lao vào giải quyết mọi rắc rối nhỏ, con cái của họ không có cơ hội học được các kỹ năng đối phó lành mạnh.
Do đó, sau khi tâm sự, hãy động viên và cổ vũ để để con bạn cố gắng tự mình giải quyết các vấn đề nằm trong tầm kiểm soát của trẻ. Nhờ vậy, những đứa trẻ sẽ tự tin rằng chúng có thể đối phó với các yếu tố gây căng thẳng và thất bại.
4. Dành thời gian vui chơi
Cũng giống như người lớn, trẻ em và thanh thiếu niên cần thời gian để làm những gì mang lại niềm vui cho họ, cho dù đó là thời gian để luyện tập âm nhạc hoặc nghệ thuật hay lựa chọn điều chúng muốn.

Ngoài ra, trong khi một số trẻ phát triển mạnh từ hoạt động này sang hoạt động khác, những trẻ khác cần nhiều thời gian hơn. Tìm sự cân bằng lành mạnh giữa các hoạt động yêu thích và thời gian rảnh rỗi chính là biện pháp giúp trẻ giảm stress trong độ tuổi dậy thì.
5. Đi dạo
Dành thời gian để gần gũi với thiên nhiên là một cách hiệu quả để giảm bớt căng thẳng và cải thiện sức khỏe tổng thể.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người sống ở những khu vực có nhiều không gian xanh sẽ ít bị trầm cảm, lo lắng và căng thẳng hơn. Do đó, khi con bạn có dấu hiệu căng thẳng, hãy để trẻ đi dạo và tiếp xúc nhiều hơn với thiên nhiên.
6. Viết nhật ký
Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng thể hiện bản thân bằng văn bản có thể giúp giảm bớt sự đau khổ về tinh thần và cải thiện sức khỏe.

Ví dụ, một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng viết về những cảm xúc tích cực – chẳng hạn như những điều bạn biết ơn hoặc tự hào – có thể làm giảm các triệu chứng của lo âu và trầm cảm.
Cha mẹ cần làm gì khi con ngang bướng tuổi dậy thì?
Cuộc sống ngày nay quá bận rộn, cha mẹ thì bận công việc, con cái thì bận học hành, (bạn bè, mạng xã hội…) nên khoảng cách giữa cha mẹ và con cái ngày càng xa… Vậy cha mẹ cần làm gì khi con ở tuổi dậy thì.
Học kỹ năng làm cha mẹ
Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất là cha mẹ còn quá thiếu kỹ năng. Không đủ cập nhật sự phát triển của con trong giai đoạn hiện tại. Tuổi dậy thì bây giờ so với cách đây mấy chục năm trước của cha mẹ, có quá nhiều sự khác biệt.
Vốn dĩ cảm xúc giai đoạn này của các em đã không ổn định, bên cạnh đó xã hội bây giờ phát triển, thay đổi nhiều, các con làm bạn với internet có cả những vấn đề tốt và xấu nên biến đổi tâm sinh lý rất nhanh. Do vậy, muốn đồng hành cùng con, dạy được con thì phải hiểu con.

Vì lẽ đó cha mẹ cần phải quay trở lại để học cách hiểu con, gần con, làm bạn cùng con. Giai đoạn con ở tuổi dậy thì, cha mẹ phải thu xếp cuộc sống, sắp xếp công việc, để có thêm nhiều thời gian gần gũi và chăm sóc con hơn.
Dậy thì là lứa tuổi có những thay đổi về tâm lý dễ tổn thương nên cần sự quan tâm nhiều hơn của gia đình.
Tạo thói quen tuân theo quy định và có thưởng, phạt
Bước vào tuổi dậy thì tâm sinh lý trẻ thay đổi rất phức tạp, vui buồn thất thường, hay nóng nảy, cáu giận và cũng rất dễ tự ái, tổn thương…
Để tạo mối quan hệ gần gũi với con trong giai đoạn này, trước tiên cha mẹ cần có sự nhất quán trong việc cư xử, trò chuyện với con. Bố mẹ hãy cùng thiết lập một kỷ luật chung về giờ giấc sinh hoạt cho cả gia đình và là người đầu tiên tôn trọng, tuân thủ quy định đó.

Kỷ luật này giúp rèn luyện để các con có thói quen sinh hoạt, học tập đúng giờ. Giúp trẻ hình thành thói quen tốt như không xem TV, sử dụng máy tính, điện thoại… sau một thời gian nhất định, dọn dẹp bát đĩa, đánh răng và đi ngủ vào giờ thích hợp. Tốt nhất, hãy lập bảng công việc cho cả tháng. Nói với trẻ nếu chúng làm theo thói quen đó, trẻ sẽ nhận được một số phần thưởng do chúng lựa chọn.
Hãy lắng nghe để thấu hiểu con tuổi dậy thì
Cha mẹ cần biết về tâm lý tuổi dậy thì, hãy lắng nghe để hiểu con. Rồi đặt mình vào vị trí của con để xem con có những tâm tư, nguyện vọng gì.

Nếu không đặt vào vị trí của con, để hiểu con thì không bao giờ dạy được con. Đặc biệt, khi trẻ ở tuổi dậy thì, cha mẹ không được nói theo kiểu ra lệnh hoặc cấm đoán. Làm như thế sẽ gặp phản ứng mạnh từ phía con.
Tâm lý của con ở tuổi này là thích chứng minh bản thân, thích mọi người lắng nghe và tôn trọng ý kiến. Mà mình càng bắt ép thì con sẽ càng chống đối lại. Cách nói chuyện với con ở giai đoạn này là biết đặt câu hỏi để con nói, rồi sau đó đặt câu hỏi để gợi mở cho con cách nào là tốt hơn.

Cha mẹ luôn phải nhớ nguyên tắc: Nếu không bình tĩnh thì không bao giờ dạy được con. Người lớn hãy cố gắng kiềm chế nóng giận trong những lúc con tỏ ra ngang bướng hoặc tỏ thái độ thù nghịch.
Đợi đến khi không khí lắng dịu, bố mẹ sẽ bình tĩnh ngồi lại và nhẹ nhàng, ân cần nói chuyện với con trên nguyên tắc tôn trọng, đồng cảm.
Hướng trẻ cách tiếp cận tình huống bình tĩnh, gợi ý lựa chọn để trẻ quyết định
Trẻ em thường thích học theo cha mẹ, vì vậy chúng ta nên làm mẫu cho hành vi và hành động của trẻ bằng cách dạy trẻ bình tĩnh. Nếu trẻ nổi cơn thịnh nộ và bạn bắt đầu la mắng, điều đó sẽ trở nên bình thường đối với chúng. Vì vậy, bạn hãy chỉ cho trẻ một cách khác để đối phó với cảm xúc của chúng.

Các chuyên gia tâm lý cho biết, để con bạn được lựa chọn sẽ giúp thỏa mãn nhu cầu cảm thấy được kiểm soát của chúng. Nếu trẻ phải đóng máy tính, cất điện thoại và sau đó đánh răng, hãy hỏi trẻ xem chúng muốn làm cái nào trước. Từ đó giúp con có sự lựa chọn và quyết định, điều này giúp con không bị cảm thấy ép buộc.
Tổng hợp
- 9 nguyên tắc khi nói chuyện với con cha mẹ cần “nằm lòng”, nhiều người phạm sai lầm khiến trẻ cảm thấy sợ hãi và từ đó không dám nói chuyện
- 2 khung giờ vàng tốt nhất cho giấc ngủ của trẻ không chỉ thúc đẩy chiều cao mà còn phát triển IQ vượt bậc, bố mẹ cần lưu ý
- Mách bạn cách rèn luyện cho con tư duy phản biện hiệu quả tại nhà: Bố mẹ lưu lại để dạy con càng sớm càng tốt giúp con nổi bật giữa lớp