Hành lá là loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt là hợp chất allicin, có khả năng ngăn ngừa và làm chậm quá trình phát triển bệnh ung thư.
Những ai không ăn được hành sẽ phải tiếc hùi hụi vì những tác dụng tốt không ngờ của hành lá với sức khỏe
Hành lá chứa thành phần dinh dưỡng nào?
Thành phần chính có trong hành lá là nước. Một chén hành lá chỉ chứa 32 calo, chứa ít chất béo và không có cholesterol. Nó cũng chứa ít đường và ít carbs hơn các loại rau khác như cà rốt, khoai tây và ngô.

Thành phần dinh dưỡng có trong 1 chén hành lá gồm có:
- Hàm lượng vitamin K gấp hai lần khuyến cáo hàng ngày cho người lớn, giúp đông máu và giữ cho xương chắc khỏe.
- Cung cấp 25% nhu cầu vitamin C hàng ngày, là một chất chống oxy hóa giúp hạn chế tổn thương các tế bào lành mạnh trong cơ thể.
- Cung cấp khoảng 16% nhu cầu folate hàng ngày, loại vitamin có trong cấu trúc của các các sợi ADN và đặc biệt quan trọng với phụ nữ mang thai.
Ăn hành lá có tác dụng gì? Ăn hành lá nhiều có tốt không?
Cung cấp dồi dào chất xơ: Hành lá giúp cung cấp khoảng 10% lượng chất xơ hàng này giúp tăng cảm giác no, giảm mức cholesterol, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch và các bệnh lý khác.

Giúp chống ung thư: Hành lá và các loại thực vật một lá mầm khác có thể ngăn chặn sự phát triển ung thư, đặc biệt là trong dạ dày. Theo kết quả của các nghiên cứu, hợp chất allicin – nguyên nhân tạo ra hơi thở có mùi tỏi, có tác dụng ngăn cản các tế bào khỏe mạnh bị ung thư hóa và làm chậm quá trình phát triển của khối u.
Ngăn ngừa nhiễm trùng: Chiết xuất hành, tỏi và các loại cây họ Hành khác, từ lâu đã được sử dụng làm thuốc. Chúng có thể tiêu diệt vi khuẩn, nấm và virus. Các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm trên một số giống hành tây cho thấy ở nồng độ đủ cao, một số có thể giết chết hoặc làm chậm sự phát triển của vi khuẩn salmonella và E. coli.
Bảo vệ cơ thể: Các loại rau trong nhóm hành tây chứa chất dinh dưỡng thực vật (phytonutrients), bao gồm các chất chống oxy hóa như flavonoid và polyphenol giúp loại bỏ các gốc tự do là nguyên nhân gây ra ung thư, viêm và các bệnh liên quan đến tuổi tác. Hàm lượng các chất chống oxy hóa giảm dần trong khi nấu, vậy nên tốt nhất là bạn nên ăn hành lá khi còn tươi.

Đông máu: Hành lá chứa nhiều vitamin K, có tác dụng chống lại thuốc làm loãng máu. Do đó, nếu bạn đang dùng warfarin để ngăn ngừa đột quỵ, đau tim hoặc cục máu đông thì cần hỏi bác sĩ tư vấn về hàm lượng hành lá có thể ăn.
Tỷ lệ mắc bệnh hoặc chết vì viêm gan sau khi ăn hành lá bị nhiễm độc rất hiếm những vẫn có thể xảy ra. Do đó, bạn cần rửa sạch hành lá và các loại rau tươi, kể cả đã đóng gói sẵn, trước khi sử dụng.
Tác dụng của hành lá
1. Ngăn ngừa tiểu đường
Ăn hành thường xuyên giúp nồng độ glucose trong miệng và tĩnh mạch tiết ra ít.

Hành cũng giàu crôm, có thể làm giảm lượng đường huyết, hạ thấp nồng độ insulin, giúp chống bệnh tiểu đường.
2. Cầm máu vết thương
Vết thương rỉ máu không cầm. Lấy hành lá tươi hoặc khô nướng chín rồi bóp cho ra nước, lấy nước đó nhỏ vào vết thương sẽ cầm máu
3. Chữa cảm cúm
Dân gian lưu truyền món ăn mỗi khi bị cảm là cháo hành, ăn nóng, ăn xong đắp chăn cho toát mồ hôi sẽ dần khỏi bệnh.

Đặc biệt trong thời tiết lạnh, hành có tác dụng tránh nhiễm trùng và phòng chống lây cảm cúm từ người khác, tốt cho đường hô hấp, chữa ho, đau họng.
4. Hành lá giúp tăng cường thị lực
Một thân cây hành xanh có chứa 24 microgram vitamin A có thể chuyển đổi thành retinol và bảo tồn sức khỏe mắt của bạn. Do đó hành lá là một nguồn dinh dưỡng và vitamin tự nhiên, quan trọng chịu trách nhiệm về các hoạt động lành mạnh của mắt, trái tim và cơ thể nói chung.
5. Mụn trĩ rò đau nhức
Trước hết lấy hạt gấc đun lấy nước để xông mụn trĩ. Khi nước đã bớt nóng chỉ còn hơi ẩm thì đem nước đó rửa sạch mụn búi trĩ, thấm cho khô.

Sau đó lấy hành giã vắt lấy một ít nước, hòa với một ít mật để bôi lên mụn trĩ, chỉ bôi một lần đã đỡ đau.
6. Chống viêm
Hành có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn lây nhiễm, bao gồm cả vi khuẩn E.coli và Salmonella. Ngoài ra, nó còn có hiệu quả chống lại bệnh lao và nhiễm trùng đường tiểu, chẳng hạn như viêm bàng quang.
7. Giảm táo bón và đầy hơi
Ăn nhiều hành sẽ giúp giảm táo bón mãn tính và đầy hơi.

Nếu đang bị táo bón hoặc đầy hơi, bạn thử thay đổi thực đơn với các món ăn có nhiều hành để thử tác dụng, vừa không đau đớn phiền hà, vừa hiệu quả.
8. Chống đông máu
Chỉ cần mỗi ngày ăn nửa củ hành thôi là bạn đã có thể tự giảm đáng kể lượng cholesterone và huyết áp cao cho mình và giúp bản thân ngăn ngừa những cơn đau tim do hành giúp ngăn ngừa chứng xơ vữa động mạch, tiểu đường…
9. Tốt cho dạ dày
Chỉ cần ăn hành từ hai đến ba lần trong một tuần cũng giúp bạn giảm được đáng kể nguy cơ phát triển bệnh ung thư dạ dày.

Khi chế biến thịt, cho thêm ít hành sẽ giúp giảm lượng carcino-gens được tạo ra trong quá trình thịt được đun nấu ở nhiệt độ cao, từ đó giúp cho dạ dày tránh được sự tác động của chất độc hại này.
10. Tốt cho tim mạch
Thành phần crom, vitamin B6 và lưu huỳnh trong hành lá giúp giảm lượng triglyceride và cholesterol xấu trong cơ thể, từ đó bảo vệ tim thoát khỏi những căn bệnh tiềm ẩn như bệnh tim mạch vành.

Bên cạnh đó, hành lá cũng giàu vitamin C, một hoạt chất chống oxy hóa mạnh, có tác dụng bảo vệ DNA và mô tế bào khỏi tác động gây hại từ các gốc tự do.
11. Điều hòa lượng đường trong máu
Hành lá là một kho tàng của allyl propyl và crom. Trong khi allyl propyl giúp làm giảm lượng đường trong máu, thì crôm có tác dụng điều chỉnh lượng đường và hạ thấp mức insulin trong máu.
12. Cải thiện chức năng hô hấp
Từ xa xưa, hành lá đã được sử dụng như một vị thuốc chữa các loại bệnh cảm cúm, cảm lạnh thông thường. Ngoài ra, hành lá cũng có tác dụng tiêu đờm và hỗ trợ hệ hô hấp.
Tổng hợp
- Top 6 loại rau củ chẳng khác nào “thuốc bảo vệ dạ dày từ thiên nhiên”
- 15 thực phẩm chứa nhiều chất xơ rất tốt cho tiêu hóa, ngăn tế bào K mà bạn nên ăn thường xuyên
- Đu đủ – Không chỉ là quả ngon, từ lá tới rễ của đu đủ cũng có thể chữa được rất nhiều bệnh mà có thể bạn chưa biết: Lưu lại có lúc bạn sẽ cần đến