Với giá trị dinh dưỡng khá cao, giàu vitamin A, C, giàu hàm lượng Canxi, sắt, lá tía tô không những dùng để làm gia vị các món ăn trở nên ngon miệng hơn mà có tính năng chữa rất nhiều các loại bệnh mà còn mang lại kết quả cao.
Chữa bệnh từ lá tía tô mà khong phải ai cũng biết
Theo y học cổ truyền, từ thân, lá, cành đến hạt của tía tô đều có thể sử dụng làm thuốc. Theo đó, lá tía tô giúp ra mồ hôi, chữa ho, giúp tiêu hóa tốt, giảm đau, giải độc, chữa cảm mạo. Bên cạnh đó, tía tô còn trị ngộ độc, nôn mửa, đau bụng do ăn cua cá. Cành tía tô có tác dụng chữa ho, trừ đờm, hen suyễn, tê thấp.

Một số công dụng tuyệt vời của lá tí tô
Giúp hạ sốt, trị cảm lạnh hiệu quả
Lá tía tô vô cùng nổi tiếng trong đông y, có tác dụng chữa cảm mạo, giúp ra mồ hôi, đào thải chất độc rất tốt. Tía tô là loại cây chứa nhiều tinh dầu có lợi cho sức khỏe, có khả năng giảm đau nhức, hạ sốt, ho khan …
Khi sốt, hãy xông lá tía tô cùng sả, hương lưu và trùm kín mền 10 – 15 phút cho ra mồ hôi độc. Ngoài ra, bạn có thể dùng lá tía tô nấu cháo giải cảm. Cũng giống như cách nấu thông thường, bạn thái nhỏ lá và trộn đều với thịt băm để người bệnh ăn lấy sức.
Trị mề đay, mẩn ngứa
Trình trạng nổi mề đay, mẩn ngứa thường gặp những khi thay đổi thời tiết hoặc trong việc ăn uống hải sản … Việc trị tận gốc chứng bệnh này cũng không hề dễ.
Khi nổi mề đay, mẩn ngứa thì bạn có thể pha nước lá tía tô như trên để uống. Đồng thời để phát huy tác dụng, bạn có thể dùng bã lá đắp vào chỗ mẩn ngứa giúp việc ngứa ngáy giảm đi đáng kể.

Trị đau dạ dày cực kì tốt
Hoạt chất Glucosamin và Tanin trong lá tía tô có tác dụng chống viêm nhiễm hiệu quả, làm tăng cường khả năng làm lành những tổn thương trong dạ dày.
Khi xuất hiện các triệu chứng như trào ngược hoặc đau dạ dày, người bệnh nên nhai một vài lá tía tô kèm một ít muối hồng rồi nuốt. Nên thực hiện lặp lại 1 – 2 lần để làm giảm triệu chứng đau.
Hỗ trợ điều trị cho người bị bệnh gout
Trong lá tía tô có chứa các hoạt chất làm giảm tương đối nồng độ acid uric trong máu người sử dụng. Điều này góp phần hỗ trợ cải thiện tình trạng cho những người đang bị bệnh gout. Tuy nhiên người bệnh vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ điều trị, để cân đối sử dụng hợp lý với loại thuốc được kê.
Bên cạnh uống nước lá tía tô, khi đau nhức, dùng lá tía tô giã nhuyễn rồi dùng băng vào khớp cố định. Sau khi đắp khoảng 15 – 20 phút, tháo khăn và rửa sạch bằng nước ấm. Bạn nên pha lá tía tô với nước ấm và ngâm chân trước khi ngủ để hạn chế cơn đau ban đêm.
Trị ho, hen xuyễn
Với tính ấm, vị cay và nhiều tinh dầu kháng khuẩn của lá tía tô có thể làm giảm tình trạng ho, hen suyễn ở người lớn lẫn trẻ em.
Lấy một nắm lá tía tô cùng hạt cho vào nước vừa sôi, nấu trong 10 phút rồi vớt gạn, cho người hen suyễn. Uống trung bình mỗi ngày có thể dứt dần cơn suyễn.
Giúp giảm cân, cải thiện cân nặng nhanh chóng và an toàn
Không cần đến những loại thuốc đắt tiền, uống nước lá tía tô vẫn giúp chị em giảm từ 2 – 3kg. Lượng tinh dầu trong lá chứa Alpha linolenic làm giảm cholesterol kèm theo chất xơ có trong lá giúp đường ruột hoạt động tốt hơn, việc giảm cân trở nên dễ dàng hơn.
Làm nước lá tía tô uống giảm cân không hề khó. Đun sôi nước, cho 1 nắm lá tía tô vào rồi giảm nhỏ lửa, đun trong 5 phút. Khi uống chưa quen, bạn có thể cho thêm mật ong vào cùng. Mỗi ngày hãy uống một cốc tía tô trước bữa ăn trước 30 phút để giảm cân nhé.
Giúp chị em làm trắng da, chống lão hóa

Phương pháp làm trắng da bằng lá tía tô được phụ nữ Nhật Bản cực kỳ ưa chuộng. Ngoài việc là thuốc trong đông y, các loại vitamin A, C và các khoáng chất chống oxy hóa, loại bỏ tế bào chết, giúp da trắng sáng, đều màu.
Lá tía tô mua về rửa sạch, phơi khô và pha nước như trà để uống hằng ngày. Khi uống, bạn nhấp từng ngụm một để các dưỡng chất ngấm vào da. Hoặc bạn có thể thái nhỏ lá và đun lá trong nước nóng, hòa tan vào nước tắm của bạn.
Cầm máu các vết thương
Bạn có thể lấy lá tía tô non tán nhỏ, đắp trùm lên chỗ máu đang chảy, rắc cho vừa kín rồi buộc lại. Vết thương sẽ cầm máu, không gây mủ và không để lại vết sẹo khi lành.
Đau bụng đi ngoài, nôn mửa do ăn các loại thức ăn
Sử dụng lá tía tô đủ dùng giã lấy nước cốt để uống. Đối với người xuất hiện ngứa nổi mẩn (dị ứng) thì lấy bã đã sắc hoặc lá tươi xoa xát.
Một số lưu ý khi sử dụng
– Nên uống nước lá tía tô trước khi ăn khoảng 30 phút sẽ cho hiệu quả cao nhất.
– Nước lá tía tô tươi nên sử dụng trong 24 giờ để đảm bảo chất lượng, mùi vị.
– Không nên đun sôi nước tía tô tươi quá 15 phút vì các tinh dầu trong lá, cành cây sẽ bị bốc hơi. Từ đó làm giảm hiệu quả đối với người sử dụng.
– Người bị cảm nóng không nên sử dụng nước lá tía tô.
– Uống quá nhiều nước tía tô trong một thời gian dài có thể gây chướng bụng, khó tiêu hoặc ảnh hưởng đến huyết áp.
Tổng hợp