Ngứa ngáy dai dẳng, gãi chảy cả máu là những điều mà người bệnh mề đay thường xuyên trải qua. Để cải thiện sự khó chịu ấy, nhiều người đã tìm đến các bài thuốc trị mề đay từ dân gian với hy vọng có thể phần nào giảm được sẩn ngứa, ban đỏ.
Nếu bạn đang quan tâm đến chủ đề này, hãy tham khảo 3 cách trị nổi mề đay bằng thuốc nam dưới đây.
1. Mướp đắng giải độc, thanh lọc cơ thể

Theo y học cổ truyền, mướp đắng vị đắng, tính mát, có tác dụng chỉ khát, tiêu độc, thanh tâm… Y học hiện đại cũng cho thấy, trong mướp đắng chứa nhiều vitamin, khoáng chất, cùng các hợp chất chống oxy có tác dụng làm mềm da, giảm ngứa. Do vậy, mướp đắng rất thích hợp để điều trị những bệnh ngoài da như: Chàm, viêm da cơ địa, nổi mề đay…
Để dùng mướp đắng trị mề đay, bạn hãy thực hiện theo cách sau:
Dùng lá mướp đắng tươi, rửa sạch.
Đun sôi 2 lít nước, sau đó cho lá mướp đắng vào, đun thêm 5-7 phút rồi đổ ra thau.
Pha thêm ít nước lạnh cho nguội bớt rồi tắm, kết hợp dùng phần bã lá chà nhẹ lên vùng da bị mề đay. Thực hiện đều đặn mỗi ngày một lần cho đến khi cơn ngứa giảm dần.

Ngoài tắm lá, bạn có thể giã nát quả mướp đắng rồi đắp lên khu vực bị ngứa khoảng 15-20 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch cũng cho hiệu quả không kém.
2. Lá hẹ giảm ngứa, tiêu viêm
Đây là bài thuốc nam trị mề đay được nhiều người ứng dụng bởi hiệu quả khá tốt và dễ làm. Lá hẹ tính ấm, kích thích tiêu hóa, chống viêm nhiễm, giải độc cho cơ thể. Vì thế, nếu bị mề đay do lạnh, đây chính là nguyên liệu tuyệt vời cho bạn.

Có 2 cách trị mề đay bằng lá hẹ, bao gồm:
Cách 1: Canh hẹ nấu đậu
+ Chuẩn bị rau hẹ tươi, đậu hũ non, thịt heo. Rửa sạch tất cả, để ráo nước.
+ Sơ chế: Hẹ cắt khúc 2-3 cm vừa ăn, đậu hũ non cắt miếng vuông, thịt heo xay nhuyễn hoặc băm nhỏ.
+ Xào sơ thịt cho ngấm gia vị, thêm 1,5 lít nước, đun sôi thì cho lá hẹ và đậu hũ vào đun thêm 5 phút nữa, nêm nếm cho vừa ăn.

Cách 2: Thoa nước lá hẹ
+ Lá hẹ rửa sạch, giã nát rồi đem vắt lấy nước.
+ Làm sạch vùng da bị mề đay, thoa trực tiếp nước lá hẹ lên da, để yên trong 15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.
3. Gừng tươi tiêu hàn, tán độc

Theo đông y, gừng có vị cay, tính ấm, tác động vào 3 kinh phế, tỳ và vị với công năng giải độc, giải cảm, kích thích tiêu hóa. Ngoài ra, gừng còn chứa các thành phần kháng sinh tự nhiên rất tốt cho những trường hợp ngứa ngáy, mề đay ngoài da.
Để nâng cao tác dụng của gừng trong việc chữa mề đay, bạn nên kết hợp với giấm và đường phèn. Cách làm như sau:
Gừng rửa sạch, giã nhỏ hoặc thái thành từng miếng mỏng.

Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, thêm 1 bát nước nhỏ, đun sôi rồi để lửa nhỏ đến khi lượng nước còn lại nửa bát là được.
Lọc lấy phần nước gừng, uống khi còn ấm.
Nguồn sưu tầm
- Xuyến chi và 18 bài thuốc chữa “bách bệnh” như tiểu đường, đau răng, bệnh dạ dày, đau nửa đầu,… hiệu quả đã được chứng minh
- Bài thuốc dân gian từ cây vòi voi: Điều trị một số bệnh lý xương khớp hiệu quả,nhiều người áp dụng
- Được mệnh danh là “kháng sinh tự nhiên”, loại rau dại mọc hoang này điều trị được rất nhiều bệnh nhưng có 3 người cần tránh