Tía tô là một loại rau thơm được nhiều người sử dụng trong bữa ăn gia đình, nhưng rất ít người biết rằng loại cây này là một vị thuốc Đông y có khả năng chữa bệnh gout hiệu quả. Nếu bạn chưa có phương án chữa bệnh gout phù hợp thì hãy tham khảo cách trị bệnh gout bằng lá rau tía tô tại nhà cực kỳ đơn giản ngay sau đây.
Tía tô còn gọi là tử tô, tên tiếng Anh Beefsteak plant, Perilla mint, Perilla plant, Chinese basil… Loài cây tía tô (Perilla frutescens), tên khoa học Perilla frutescens var. crispa, là một trong số khoảng 8 loài cây tía tô thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae hay Labiatae).

Loài tía tô bản địa mọc trải rộng từ Ấn Độ sang Đông Á. Được trồng phổ biến khắp nơi làm rau gia vị, làm thuốc. Bộ phận dùng là lá Folium Perillae, thường gọi Tử tô diệp; Quả – Fructus Perillae, thường gọi là Tử tô tử; Thân – Caulis Perillae, thường gọi là Tử tô ngạnh.
Thành phần hóa học có tinh dầu chứa perillaldehyd (4 isopropenyl 1-cyclohexen 7-al), limonen, a-pinen và dihydrocumin. Hạt có dầu béo gồm acid oleic, linoleic và linolenic; acid amin: arginin, histidin, leucin, lysin, valin.

Bởi các hoạt chất có trong lá tía tô giúp ngăn chặn sự phát triển của tế bào gốc tự do đã phá hủy thành mạch máu. Và giúp cân bằng nồng độ acid uric. Ngoài ra các hoạt chất adenine và acginin giúp bệnh nhân giảm đau chống viêm, ngăn ngừa quá trình nhiễm khuẩn của những đợt cấp phát cấp tính. Hơn nữa tinh dầu trong tía tô giúp lợi tiểu, kích thích tuyến mô hôi, giúp đào thải lượng acid uric trong máu được tốt hơn.
Nhờ vậy mà trong y học phương Đông (Hàn, Nhật, Trung, Việt) được dùng như một vị thuốc để tạo hưng phấn, trị cảm, nhức mỏi, ho suyễn. Hạt có chứa tinh dầu có tính nhanh khô (can tính), giúp bảo quản và khử trùng thức ăn. Bởi vậy tía tô được sử dụng chữa trị bệnh gout.

Sử dụng tía tô tri bệnh gout đơn giản từ các cách:
1. Ăn sống:
Mỗi bữa ăn bạn có thể sử dụng một nắm lá tía tô trộn lẫn với các loại rau nếu thích, làm thành rau để ăn sống.

2. Dùng bột tía tô:
Sử dụng bằng cách hãm trà, hay đắp trực tiếp lên vị trí sưng viêm do gout gây ra.
3. Đem sắc:
Bạn đem khoảng một nắm lá tía tô rửa sạch để ráo. Sau đó bỏ lá dứa vào nồi đổ nước làm sao cho lút cao hơn bề mặt lá.Bạn đun sôi không quá 15 phút.
Cách dùng: Chia lượng nhỏ ra để uống, mỗi ngày khoảng 3 lần không sử dụng quá nhiều.

4. Dùng đắp:
Lấy một nắm lá tía tô đem rửa sạch rồi thái nhỏ cho vào cối giã nhuyễn, càng nhuyễn càng tốt. Giã xong lấy tía tô giã này đắp lên chỗ sưng đau và băng giữ lại, sẽ hết đau. Có thể thay miếng khác và đắp lên nơi khớp sưng đau.
Ngoài ra nên ăn nhiều loại rau xanh củ quả trong các bữa tránh ăn các loại quả ngọt và chứa hàm lượng purin cao. Không sử dụng quá nhiều bài thuốc có các hoạt chất khác nhau. Điều đó sẽ làm cho tình trạng sức khỏe của bản thân trở nên tồi tệ hơn.

Lưu ý: việc sử dụng lá tía tô chữa bệnh gout, bạn có thể thăm khám bệnh thường xuyên, nhằm điều chỉnh lượng acid uric trong máu một cách cần thiết. Mặc dù công dụng chữa bệnh rất tốt, nhưng không nên lạm dụng quá nhiều.
Nguồn sưu tầm