Ai cũng từng ít nhất một lần có vết bầm tím trên da. Mặc dù với các vết bầm thông thường có thể tự mất đi nhưng bạn cũng có thể sử dụng thảo dược nếu muốn rút ngắn thời gian tồn tại của những vết bầm tím này.
Nguyên nhân gây vết bầm tím trên da
Vết bầm tím trên da là một hiện tượng rất thường gặp khi các mạch máu dưới da như tĩnh mạch và mao bị vỡ, khiến máu rò rỉ ra xung quanh.
Vết bầm tím xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do chấn thương hoặc bệnh lý như mắc bệnh tiểu đường, ung thư, bệnh lý về máu… gây ra.

Khi cơ thể thiếu khoáng chất và vitamin, các mạch máu yếu đi, mỏng đi và dễ bị vỡ dù chỉ với một áp lực nhỏ nhất và gây ra vết bầm tím.
Từ khi xuất hiện, vết bầm tím trải qua nhiều giai đoạn với nhiều sự thay đổi màu sắc của vết bầm và thông thường thì trong khoảng 14 ngày, vết bầm sẽ hết. Tuy nhiên, để vết bầm nhanh tan, bạn có thể sử dụng thảo dược với những cách làm đơn giản.
mẹo giúp đánh bay các vết bầm tím
1. Chườm đá:
Đá lạnh làm các mạch máu co lại, ngăn không cho máu dồn về khu vực bị thương nữa. Đá lạnh còn giúp giảm sưng và đau. Tuy nhiên, bạn không nên chườm đá trực tiếp lên da, mà phải dùng khăn vải bọc đá lại và không chườm quá 15 phút.

2. Chườm bằng trà thảo mộc:
Bạn có thể nhúng miếng khăn vào trà hoa cúc và trà oải hương nguội rồi chườm lên vết bầm. Các chất trong trà thảo mộc giúp giảm sưng đau nhờ có các thành phần kháng viêm và giảm đau.

3. Kim sa (arnica):
Kim sa giúp giảm viêm, làm dịu cơn đau, đồng thời cải thiện tuần hoàn máu. Bạn có thể dùng gel kim sa hoặc tinh dầu kim sa, tuy nhiên không thoa lên vết thương hở.

4. Vitamin K:
Bạn có thể thoa kem vitamin K lên vết bầm, ăn thức ăn giàu vitamin K như rau lá xanh hay cá, hoặc uống viên bổ sung vitamin K. Ngoài ra, bạn cũng cần tránh dùng biện pháp này nếu bạn đang dùng thuốc chống đông máu.

5. Bromelain:
Dứa chứa một loại enzim có tên là bromelain, không chỉ có tác dụng làm tan các vết bầm ngoài da mà thậm chí còn có thể chữa lành các vết bầm xương nhờ có khả năng kháng viêm cực mạnh.

6. Liên mộc:
Bạn có thể dùng trà liên mộc lạnh để chườm lạnh, sau đó tiếp tục chườm bằng trà liên mộc nóng. Bạn chỉ cần hòa một thìa canh liên mộc khô vào 750ml nước nóng, giữ trong 15 phút rồi chườm lên vết bầm.

7. Chườm ấm:
Nhiệt nóng giúp đẩy nhanh quá trình tự lành của vết bầm, đặc biệt nếu bạn chườm nóng vài ngày sau khi bị thương. Nhiệt giúp cải thiện tuần hoàn và làm giãn các mạch máu.

8. Chi ban:
Các thành phần kháng viêm của dầu cây chi ban vừa giúp đánh tan vết bầm, vừa giúp giảm đau. Bạn chỉ cần thoa dầu lên vết bầm vài lần mỗi ngày cho đến khi vết bầm tan đi.

9. Giấm táo:
Giấm táo có rất nhiều công dụng chữa bệnh tại nhà nhờ có các thành phần kháng viêm dồi dào.

Bạn có thể nhúng khăn vào hỗn hợp nước và giấm táo để chườm vết bầm, hoặc nhúng một nhánh hành vào giấm táo rồi thoa lên vết bầm.
10. Các loại tinh dầu:
Nhiều loại tinh dầu giúp cải thiện tuần hoàn máu và giúp phân tán vùng máu tụ gây bầm tím.

Bạn có thể hòa 5 giọt tinh dầu hoa cúc calendula, 2 giọt dầu thì là, 1 giọt dầu trắc bách diệp và 4 thìa dầu hạt nho; rồi thoa hỗn hợp lên vết bầm mỗi ngày một lần.
Tổng hợp
- Rau dệu – Loại rau tưởng là cỏ dại, nhưng lại giúp thắp sáng đôi mắt, ngăn ngừa ung thư đỉnh cao mà mọi người thường bỏ qua
- Những công dụng chữa bệnh thần kỳ của cây sả và lá sả khô mà không phải ai cũng biết
- Mách bạn 6 Lợi ích quý giá của rau dền, rất tốt cho sức khỏe, nhiều người bỏ qua mà không biết