Đổ mồ hôi là trạng thái bình thường của cơ thể, nhưng không phải trong bất kỳ trường hợp nào đổ mồ hôi cũng tốt, đặc biệt là đổ rất nhiều mồ hôi trên một bộ phận cơ thể nhất định.
Thời tiết nóng nực, ăn đồ cay nóng, thể dục thể thao, vận động mạnh đều là những yếu tố tác động khiến cơ thể tiết ra mồ hôi. Đây là một trạng thái hết sức bình thường của cơ thể.
Bên cạnh đó, đổ mồ hôi đúng cách còn có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất, chỉ cần chúng ta bổ sung nước kịp thời sẽ không có vấn đề quan ngại nào đến sức khỏe cả.
Tuy nhiên, nhiều người kể cả khi thời tiết mát mẻ hơn, không vận động gì họ cũng thường đổ mồ hôi, loại mồ hôi này được gọi là mồ hôi trộm hay đổ mồ hôi bất thường.
Đó là hiện tượng đổ mồ hôi do suy nhược cơ thể hoặc đang mắc bệnh. Việc cơ thể đổ mồ hôi trộm thường xuyên sẽ dẫn đến mất nước, rối loạn cân bằng điện giải trong cơ thể, mất các nguyên tố vi lượng….

Trung y cho rằng đổ mồ hôi trộm (mồ hôi bất thường) là một báo hiệu xấu của cơ thể, mồ hôi càng nhiều thì cơ thể càng yếu, đặc biệt nếu một bộ phận nào đó trên cơ thể thường xuyên đổ mồ hôi thì rất có thể các cơ quan liên quan đến bộ phận đó đang gặp rắc rối.
Vì vậy, khi nhận thấy một bộ phận nào đó trên cơ thể thường xuyên đổ mồ hôi, chúng ta cần chú ý chứ đừng nghĩ rằng càng ra nhiều mồ hôi sẽ càng tốt cho cơ thể.
1. Đổ mồ hôi mũi: Khí phổi không đủ
Nếu mũi thường xuyên đổ mồ hôi, phần lớn liên quan đến khí ở phổi bị thiếu hụt. Bởi vì phổi bị thiếu khí nên làm giảm khả năng hấp thụ mồ hôi của cơ thể, từ đó xuất hiện hiện tượng đổ mồ hôi trộm.
Tây y cho rằng đây là biểu hiện của khả năng miễn dịch thấp với một số triệu chứng sẽ xuất hiện như da xanh xao, mệt mỏi, khó thở… cần nâng cao khả năng miễn dịch.
Theo quan điểm của Trung y, để tự cải thiện đổ mồ hôi vùng mũi, chúng ta có thể sử dụng phương pháp điều hòa khí, tăng cường chức năng của phổi bằng cách tập hít thở điều độ, giữ cơ thể ở môi trường không khí trong lành, giảm áp lực lên phổi…
Đặc biệt, nếu bạn là người hút thuốc lâu năm và gặp phải tình trạng này, hãy cố gắng bỏ thuốc.
2. Đổ mồ hôi dưới cánh tay: Tuyến mồ hôi hoạt động quá mức
Vì dưới nách có nhiều tuyến mồ hôi nên mồ hôi dễ ra hơn. Nếu mồ hôi tiết ra quá nhiều và có mùi hôi nồng nặc chứng tỏ khẩu vị trong bữa ăn hàng ngày quá nồng. Bạn đã ăn quá nhiều hành, tỏi, hành tây và các thực phẩm nặng mùi khác.

Khuyến cáo: Nếu được chẩn đoán tuyến mồ hôi quá nhiều, bạn có thể đến bệnh viện để được điều trị bằng laser đơn giản và hiệu quả. Ngoài ra, chế độ ăn nên nhạt và ăn nhiều trái cây, rau xanh là vô cùng quan trọng.
3. Ra nhiều mồ hôi tay chân: Thiếu máu
Đổ mồ hôi ở lòng bàn tay và lòng bàn chân thường xảy ra khi cơ thể sốt, tăng nhiệt và mệt mỏi. Nếu bạn không thường ra nhiều mồ hôi, không thấy mình có biểu hiện mệt mỏi nào nhưng lòng bàn tay và lòng bàn chân lại đổ nhiều mồ hôi thì lúc này cần phải chú ý.
Nguyên nhân của đổ mồ hôi trộm ở lòng bàn tay chân có thể do lượng máu điều hòa trong cơ thể không đủ, bạn nên tăng cường luyện tập thể dục thể thao, thúc đẩy tuần hoàn máu, ăn một số thực phẩm có tính ấm, bổ dưỡng thì tình trạng này sẽ được giảm bớt.
4. Mồ hôi trên thắt lưng: Bệnh thận
Thắt lưng ra mồ hôi là chứng thận có vấn đề, lúc này không chỉ đổ mồ hôi mà còn có thể kèm theo đau thắt lưng và các bệnh lý rõ ràng khác, nhất là đối với nam giới.
Khi đó, bạn cần chú ý đến việc dưỡng thận, nghỉ ngơi nhiều hơn, duy trì thói quen sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý, có thể điều chỉnh bằng cách xoa bóp, châm cứu bằng thuốc bắc để giảm gánh nặng cho thận và giảm tiết mồ hôi.
Đổ mồ hôi tuy chỉ ra một vấn đề thường thấy trong cơ thể nhưng chúng ta cũng không nên chủ quan. Nếu đổ mồ hôi dưới nhiệt độ cao hay do hoạt động nặng thì đó chỉ hiện tượng sinh lý bình thường.
Nhưng nếu bạn nhận thấy mình đang có trình trạng đổ mồ hôi trộm ở những điểm bất thường như trên thì hãy đi kiểm tra để tìm ra nguyên nhân và điều chỉnh lối sinh hoạt, chế độ ăn uống cần thiết để cải thiện tình trạng.
5. Trán: bệnh về tim mạch
Sau khi vận động mạnh, cơ thể sẽ toát mồ hôi và trán là vị trí không thể thiếu. Tuy nhiên, nếu bạn bị đổ mồ hôi ở trán dù không làm việc, chơi thể thao hay thời tiết oi bức thì cần thận trọng bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo gan nóng, cơ thể suy giảm.

Trong trường hợp người bị ra mồ hôi trán kèm dấu hiệu chân tay lạnh thì nên đề phòng 1 số bệnh về tim mạch, nhất là người cao tuổi.
6. Cổ: mất cân bằng nội tiết
Giống như mũi, cổ là vùng rất ít khi đổ mồ hôi, nếu vị trí này thường xuyên ra mồ hôi thì có thể liên quan đến sự mất cân bằng nội tiết.
Sở dĩ có điều này là bởi cổ phân bố tuyên giáp, khi tuyến giáp có bất thường sẽ làm cho quá trình điều tiết bị ảnh hưởng, một trong số đó là đổ mồ hôi.
7. Ngực: vấn đề ở dạ dày, khí huyết khó lưu thông
Những người bị đổ mồ hôi ngực không vì lí do gì thì chứng tỏ cơ thể họ đang gặp vấn đề ở dạ dày, khí huyết khó lưu thông.
Tổng hợp
- 5 sai lầm khi ngủ trưa mà hầu hết người trẻ đều mắc phải, chẳng trách bệnh dạ dày, huyết áp, tim mạch, xương khớp ùn ùn kéo đến
- 8 khung giờ thải độc cơ thể để tránh bệnh tật: Mọi người nhớ lưu lại và áp dụng ngay nhé
- Chuyên gia chỉ rõ 4 việc không nên làm khi vừa đi nắng về: Chủ quan coi chừng tai biến, “đi” nhanh